- BẢN QUYỀN, TÁC QUYỀN VÀ NHỮNG QUYỀN LIÊN QUAN
- Quyền tác giả (bản quyền) là quyền của người sáng tạo ra hoặc sở hữu các tác phẩm văn học, khoa học, nghệ thuật, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình… được tồn tại dưới mọi hình thức: sách báo, video, ảnh chụp, tác phẩm văn học…. (được gọi chung là “tác phẩm”)
- Quyền liên quan tới quyền tác giả (quyền liên quan) là quyền đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát song, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
- NHÃN HIỆU
A) ĐỊNH NGHĨA
Nhãn hiệu là dấu hiệu dung để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, tử ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
B) THỜI ĐIỂM PHÁT SINH QUYỀN NHÃN HIỆU
- Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu do Cục Sở hữu Trí Tuệ Việt Nam cấp;
- Giấy xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam do Cục Sở hữu trí tuệ cấp hoặc quyết định chấp thuận bảo hộ nhãn hiệu đăng ký quốc tế của Cục Sở hữu trí tuệ cùng với bản sao Công báo nhãn hiệu quốc tế do Văn phòng quốc tế phát hành.
C) NHỮNG HÀNH VI VI PHẠM QUYỀN ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU
- Sử dụng trái phép nhãn hiệu của người khác đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa/dịch vụ giống, tương tự hoặc liên quan làm cho khách hàng nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa và dịch vụ các bên.
- Sử dụng trái phép nhãn hiệu của người khác đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho cùng loại sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.
- Sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc nhãn hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.
- HÀNG GIẢ/ HÀNG NHÁI, HÀNG ĐÃ QUA SỬ DỤNG, HÀNG MẪU, HÀNG THỬ NGHIỆM, HÀNG DỰNG, HÀNG ĐƯỢC TÂN TRANGHàng giả là hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau:
- Giả về chất lượng và công dụng: Là những loại hàng hóa không có giá trị sử dụng hoặc giá trị sử dụng không đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của hàng hóa;
- Giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa: Giả mạo tên, địa chỉ thương mại, tên thương phẩm hàng hóa, mã số đăng ký lưu hành, mã vạch, bao bì hàng hóa của thương nhân khác, nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;
- Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ: Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dung cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý. Hoặc hàng sao chép lậu là các bản sao được tạo ra một cách trái phép.
Hàng nhái là từ chỉ hàng giả, hàng sao chép lậu, hàng vi phạm quyền tác giả và quyền liên quan
- KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP VÀ SÁNG CHẾ
A) ĐỊNH NGHĨA
- Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm. Kiểu dáng công nghiệp có thể được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp các yếu tố này.
- Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc sử dụng các quy luật tự nhiên. Sáng chế sẽ được thể hiện dưới hình thức một sản phẩm hay một quy trình cụ thể.
B) QUYỀN ĐỐI VỚI KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP, SÁNG CHẾ PHÁT SINH KHI NÀO
Quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, phát sinh trên cơ sở bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, sáng chế do Cục Sở hữu trí tuệ cấp.
- CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG LĨNH VỰC SỞ HỮU TRÍ TUỆ
A) ĐỊNH NGHĨA
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.
B) KHI NÀO CÓ QUYỀN CHỐNG CẠNH TRANH, PHÁT SINH KHÔNG LÀNH MẠNH
Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh.
C) HÀNH VI ĐƯỢC COI LÀ CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH
- Sử dụng nhãn hiệu, tên thương mại, biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng bao bì của hàng hóa, nhãn hàng hóa gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hóa, dịch vụ.
- Sử dụng nhãn hiệu, tên thương mại, biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng bao bì của hàng hóa, nhãn hàng hóa gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng và đặc điểm khác của hàng hóa, dịch vụ về điều kiện cung cấp hàng hóa dịch vụ.